Địa đạo Củ Chi – 1 ngày khám phá

TP HCM chui hầm địa đạo, thăm khu vực tái hiện vùng giải phóng, thưởng thức món ăn dân dã là những trải nghiệm giúp du khách hiểu hơn về cuộc sống thời chiến của quân dân vùng ”đất thép”.

Hãy cùng Dịch Thuật Châu Á tìm hiểu di tích lịch sử nổi tiếng này nhé!

 

Vị trí Địa đạo Củ Chi

  • Cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi với hệ thống đường hầm dài gần 250 km, là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn – Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.
  • Hiện nay, di tích địa đạo Củ Chi được bảo tồn tại hai khu vực chính là Bến Dược, xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình, xã Nhuận Đức, trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến TP HCM.
  • Theo đại diện Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, lượng khách tham quan trong tháng 4 tăng 30% so với ngày thường, nhờ hiệu ứng từ chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Đơn vị dự báo lượng khách sẽ tiếp tục tăng cao trong dịp lễ 30/4 sắp tới.
Lộ trình tham quan Địa đạo Củ Chi
  • Đền Bến Dược

Là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình tham quan địa đạo Củ Chi.

Công trình được xây dựng để tưởng niệm đồng bào và chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cổng tam quan của đền được lợp ngói âm dương, có kiến trúc gợi nhớ đến các đình làng truyền thống.

Sau khi viếng Đền Bến Dược, du khách di chuyển bằng xe điện khoảng một km để đến khu vực địa đạo. Một số đoạn hầm đã được cải tạo, mở rộng lối vào tạo thuận tiện cho khác tham quan. Hệ thống địa đạo bao gồm các đường dẫn đến nhiều khu chức năng như hầm ở và làm việc của lãnh đạo, hầm y tế, khu vực ăn uống, kho chứa lương thực và vũ khí, ô chiến đấu, giếng nước, bếp Hoàng Cầm, công binh xưởng và nhà may quân trang.

Tại mỗi khu vực, hướng dẫn viên sẽ dẫn đoàn đi tham quan và thuyết minh chi tiết về các công trình, di tích cũng như những điểm tái hiện lịch sử.

Địa đạo Củ Chi có nhiều đoạn hầm rất hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người bò hoặc phải cúi thấp, thậm chí sát mặt đất mới có thể di chuyển. Ngày nay, các đường hầm mở cho khách tham quan đã được lắp đèn chiếu sáng, nhưng không khuyến khích người mắc hội chứng sợ không gian kín hoặc có tiền sử hen suyễn, tim mạch.

Hệ thống địa đạo bắt đầu được đào từ năm 1946 và được mở rộng liên tục suốt hơn 20 năm sau đó. Toàn bộ công trình nằm trên vùng đất sét pha đá ong, có độ bền cao, ít bị sụt lở. Các đường hầm và căn cứ ngầm sâu từ 3 đến 12 m, gồm 3 tầng, có khả năng chịu được sức công phá của nhiều loại bom hạng nặng.

Địa đạo tỏa rộng “như mạng nhện” khiến du khách có cảm giác bước vào ma trận. Từ “xương sống” của địa đạo tỏa ra nhiều đường hầm dài ngắn khác nhau, có nhánh dẫn ra tận sông Sài Gòn.

Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Cứ khoảng 10 – 15 m dọc theo đường hầm đều được khoét lỗ, lấy gió từ mặt đất, miệng lỗ được ngụy trang giống như ụ mối đùn.

Trong ảnh, hướng dẫn viên và đoàn du khách đang tham quan một ụ mốc trong hệ thống địa đạo.

  • Căn hầm bí mật

là một trong những công trình đặc biệt trong hệ thống địa đạo Củ Chi, được ngụy trang tinh vi ngay dưới lòng đất hoặc bên trong các căn nhà tranh đơn sơ. Từ bên ngoài, hầm hoàn toàn không để lộ dấu vết, nhưng bên trong có thể đủ chỗ cho nhiều người trú ẩn, họp bàn hoặc cất giấu tài liệu, vũ khí. Hệ thống đường hầm thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của quân dân Củ Chi trong điều kiện chiến tranh ác liệt.

Sean Graf, du khách đến từ Mỹ, cho biết địa đạo Củ Chi là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến du lịch Việt Nam. “Tôi rất khâm phục sự thông minh và gan dạ của người dân Việt Nam”, nói và cho hay đã nhờ bạn ghi lại khoảnh khắc chui vào hầm bí mật để đăng lên mạng xã hội.rong thời chiến, trước sự càn quét liên tục của đối phương, quân và dân Củ Chi đã sáng tạo nhiều hình thức phòng thủ, trong đó có các bãi chông nhằm ngăn bước tiến của địch. Trong ảnh là một bãi chông còn được giữ lại nguyên trạng để phục vụ tham quan.

Mô hình địa đạo Củ Chi được trưng bày và chiếu qua các bộ phim tài liệu để khách tham quan dễ hình dung.
  • Bếp dã chiến Hoàng Cầm

Loại bếp được thiết kế làm loãng khói khi nấu, tránh bị máy bay phát hiện từ trên cao. Xung quanh bếp đều có những hầm nhỏ dẫn đến các căn cứ ngầm khác. Tại đây du khách được thưởng thức món khoai mì hấp nước cốt dừa, chấm cùng muối mè, món dân dã của “vùng đất thép”.

Cựu chiến binh Văn Thị Bảy (trái), 68 tuổi, ở Vĩnh Phúc từng chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên, cho biết rất xúc động trong lần đầu đến tham quan địa đạo Củ Chi.

“Chuyến thăm giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về ý chí kiên cường của quân dân Củ Chi cách đây hơn 50 năm”, bà Bảy nói.

Hành trình tiếp tục đưa du khách đến với khu vực tái hiện vùng giải phóng Củ Chi (1961 – 1972) cũng chính là điểm đến hấp dẫn. Nơi đây, du khách sẽ được xem sa bàn và phim 3D mô phỏng diễn biến đánh bại trận càn Cedar Falls vào vùng tam giác sắt Củ Chi; tham quan các mô hình trải nghiệm như cấy lúa, giã gạo, bắt cá, xay lúa, đan lát, làm bánh tráng truyền thống.

Ẩm thực Địa đạo Củ Chi

Sau khi đi tham quan địa đạo, phần đông du khách ghé chợ quê thưởng thức món khoai mì chấm muối mè, món dân dã đặc trưng của “vùng đất thép”. Điểm ăn uống trong chợ được lợp mái lá, dựng vách tre, bao quanh là những đám trúc, lũy tre xanh mát.

Hàng quán trong chợ được kê trên bàn tre thấp, khách ngồi trên ghế chọn món rồi thưởng thức tại chỗ hoặc mang thức ăn vào các mái nhà lá cạnh bên có bố trí ghế ngồi và chỗ thoáng mát. Chợ còn bán các món ăn Nam bộ như bánh xèo, cá lóc nướng trui, gỏi cuốn.

Bên cạnh hành trình khám phá địa đạo, du khách đến Củ Chi còn có thể trải nghiệm nhiều hoạt động giải trí ngoài trời như bắn súng thể thao, câu cá thư giãn hoặc tham gia các trò chơi dân gian tại khu vực sân vườn. Một số điểm trong khuôn viên còn tổ chức biểu diễn tái hiện cảnh chiến đấu, giúp du khách hiểu rõ hơn về cuộc sống và tinh thần “thép” của quân dân Củ Chi trong kháng chiến.

Hallstatt – A Picture-Perfect Village